Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Người Saigon...Lãng mạn.


"Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười…he he he …xuống dưới ấy…

Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi.... Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong

Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ"(miệng) có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái dẩu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiếng soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm. Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...

Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất… Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian.. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”.. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ. Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…

Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…! Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.

Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn.. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...

Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba màu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng. Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền.

Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ....dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay.... Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.) Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi. Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!”
“Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”.. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.

Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi. Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn.. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…” Những tiếng mợ, thím, cậu,.... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này:
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ

Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn à nghen. Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo.... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ... Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè...." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn.. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!". Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình.. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.

Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế của đất Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
"

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Vui Cười Cuối Tuần.


Các bạn hãy cân nhắc trước khi đọc nhé!

LẠC LÀ ĐẬU PHỘNG.

Cán bự đi du lịch vào miền Nam, thấy hai miền dùng nhiều từ ngữ khác nhau, nên mỗi lần đều rất cẩn thận hỏi cho kỹ mới phát ngôn.
Một hôm cán bị lạc lối, cán nghĩ : liệu lạc thì ở đây nói thế nào. Nghĩ vậy cán bèn ghé lại hỏi một người đứng gần đó:
- Anh ơi, làm ơn cho tôi hỏi thăm ở trong này lạc thì người ta nói như thế nào?
Người đó trả lời:
- Lạc là đậu phộng.
Biết chắc điều mình muốn nói cán đi đến đồn công an gần nhất. Khi vào cán ta liền báo rằng:
- Báo cáo , tôi bị đậu phộng đường rồi. Xin giúp đỡ tôi với!.
Tay công an ngơ ngác…

VẬT MÀ MỌI PHỤ NỮ ĐỀU THÍCH

Một phụ nữ đi máy bay có một viên kim cương mà không biết làm cách nào qua được hải quan. Thấy một cha cố đang đi ngang, bà bèn nhờ cha cố đem qua hải quan dùm.
Đến chỗ khai báo, nhân viên hải quan hỏi:
- Cha có gì khai báo không?
Cha cố tính nói không nhưng chợt nhớ viên kim cương trong túi quần và không quên lời Chúa răn nên cha nói:
- Từ thắt lưng cha trở lên không có gì quý giá, còn từ thắt lưng trở xuống thì có một vật mà quí bà đều thích.
Nghe vậy, nhân viên hải quan cười nói:
- Cha vui tính quá! Mời Cha qua.

 ĐÁNH DÂU KỈ NIỆM

Một đôi nhân tình trẻ ngồi tâm sự. Chàng hỏi nàng:
- "Chúng mình nên nói thật với nhau, trước khi yêu anh, em đã yêu ai chưa?"
Nàng thật thà:
- "Hồi học lớp 12 phổ thông em yêu một người, để kỷ niệm mối tình này, em đã xăm khuôn mặt anh ấy lên ngực phải. Sau này vào đại học em lại có một mối tình, và em cũng xăm hình người ấy lên ngực trái."
Nói rồi nàng chỉ cho chàng xem tưởng rằng chàng sẽ khó chịu, nhưng ngược lại chàng lại cười sằng sặc.
Gặng hỏi mãi, chàng mới nói:
- "Anh đang tưởng tượng 10 năm nữa không biết mặt hai thằng đó nhăn nhó khổ sở như thế nào."

TÔI CŨNG THẾ.

Lão Tú cùng vợ đến phòng khám:
- Thưa bác sĩ, hình như tôi bị liệt dương. Khi ân ái với vợ, tôi không tài nào “hứng thú” lên được.
- Yêu cầu anh ra ngoài đợi, - Bác sĩ phán.

- Còn chị, cởi hết quần áo ra... Bây giờ yêu cầu chị lại đứng trước mặt tôi...Yêu cầu chị nằm sấp... yêu cầu chị nằm ngửa... yêu cầu chị chị dang rộng hai chân...Xong rồi, chị mặc quần áo vào và ra ngoài gọi chồng vào đây.
- Anh bình thường, không sao cả, không bệnh tật gì đâu.

Tôi cũng không “hứng thú” lên được.

- Bác sĩ kết luận.

 BÓ TAY!

Nhà Lão Hủ hèm có mấy người con trai lớn. Lão Hủ để ý thấy bình rượu quý (loại ông uống bà khen) của mình cứ vơi dần ,vơi dần bèn đem giấu đi. Lúc mở rượu ra uống, ông thấy có mẩu giấy ghi:
“Nếu giấu kỹ quá sẽ có lúc tìm không thấy”.
Nghĩ cũng phải, ông Hủ thôi không cất kín nữa mà đánh dấu ngấn rượu. Hôm sau, bên cạnh vạch ngấn của ông xuất hiện thêm dòng chữ:
“Đánh dấu thế này sẽ làm nhạt rượu”.
Tỏ ra cao tay ấn, cạnh dấu ngấn ông Hủ vội đề thêm: “rịu 50 độ”. Ngay lập tức một cảnh báo mới xuất hiện:
“Ghi độ và đánh dấu" thì rượu sẽ có sỏi dưới đáy !
Tức mình, lão Hủ bèn dán thêm một cái niêm phong đè lên miệng bình, chắc mẩm phen này mấy thằng con trời gầm sẽ “hết cửa”. Nhưng cuối cùng, ông Hủ vẫn nhận được một báo động khẩn :
“Nguy hiểm! Niêm phong thì cái bình này rất dễ bị rơi xuống đất!”.
Lão Hủ :
Hic !kiểu này thì bó tay zới tụi bây rầu ...!

 KARAOKE…TẠI GIA

Chị nọ thấy ông chồng Khoai Môn của mình chăm chỉ đi “kara… oke” với câu biện bạch cửa miệng là… để “thư giãn”, xả tress ,bực lắm bèn đầu tư trang bị một phòng karaoke tại gia. Phòng hát tại gia cũng có dàn máy âm thanh nổi hifi , có salon nệm, có máy lạnh chạy rì rì , và cả đèn mờ…chớp chớp.
Ngoài ra, cô vợ còn chu đáo trang bị đầy đủ khăn lạnh, trái cây, bia lon ướp lạnh… Mỗi tối cô cũng áo dây, váy ngắn, mắt xanh mỏ đỏ… y chang nhà hàng xịn.
Cô còn dán thông báo rõ ràng về việc “boa” thì tính giá khuyến mãi: cứ mỗi lần được… phục vụ tới bến từ A tới Z , “thượng đế” (chủ yếu là ông chồng KM của cô) sẽ bỏ vào ngăn kéo riêng trong phòng một tờ polyme màu hồng.
Anh chồng KM "thượng đế” ban đầu thấy không ổn lắm nhưng dần dần ngẫm ra thì thấy như thế cũng được. Ừ thì hàng nội, nhưng mà là hàng nội… “chất lượng cao”, khi ta cần là có, mà lại công khai, lại còn an toàn tuyệt đối…Nghĩ sao làm vậy , thế là từ đó anh chàng Khoai Môn không còn muốn đi đâu hát hò nữa...
Thời gian cứ thế trôi đi, mọi việc đều tốt đẹp cả. Nửa năm sau, một hôm nhân lúc bà vợ đi vắng, anh chàng KM tò mò muốn xem thử “thu nhập” thời gian qua của nàng thế nào bèn lén lén mở cái hộp tiền boa ra.
Và ngạc nhiên chưa! Trong ngăn kéo, ngoài những tờ mệnh giá nhỏ màu hồng lão vẫn trả mỗi ngày , còn có vài chục tờ polyme loại to nhất (xanh lam). Khi cô vợ về, nghe anh chồng tra hỏi, cô nàng thản nhiên đáp:
- Anh cứ làm như ai cũng keo như anh à? Hàng xóm... cũng khối ông thơm thảo lắm đấy nhé!

 VỢ TÔI HAY VỢ ÔNG.

Một buổi chiều nọ ,hai ông hàng xóm nhà ở đối diện nhau tên Chén và Mít ngồi nhậu với nhau.
Sau khi đã ngà ngà say, ông Chén mới hỏi ông Mít :
- Này ông, thế sinh nhật của ông vào ngày nào?
- Để làm gì vậy? ông tặng quà tui hả? - Ông Mít ề à trả lời.
- Đúng rồi, để tôi tặng ông cái rèm cửa sổ, mỗi lần ngó thấy vợ chồng ông khỏa thân đuổi nhau chạy lòng vòng trong nhà thấy kỳ quá!
- Cám ơn ông ! Ông Mít nhanh nhẩu cám ơn và hỏi lại:
- Vậy khi nào đến sinh nhật ông vậy hả Chén?
- Chi vậy? đừng nói là ông cũng tặng quà cho tôi nghe? - Ông Chén trả lời.
- Đúng rồi, tôi sẽ tặng ông cái ống nhòm hồng ngoại .
- Thôi ,thôi... tôi không cần đâu - Ông Chén từ tốn đáp.
- Không ông cứ nhận đi ,tui tặng ông cái ống nhòm để ông nhìn cho rõ coi đó là vợ tôi hay vợ ông.

 KHAI KHÔNG?

Có một nữ điệp viên trong một lần đi làm nhiệm vụ không may bị phía đối phương bắt .
Chúng dùng mọi nhục hình tra khảo nhưng cô nhưng cô nhất định không khai một lời nào.
Thế là chúng đành dùng đến một biện pháp cuối cùng là cưỡng hiếp cô.
Một tên đầu sỏ hí hửng cởi quần áo ra và show hàng trước mặt cô và quát lớn:
- Khai không?
Cô điệp viên không trả lời chỉ quay mặt đi chỗ khác.
Hắn tức quá bước lại gần thêm hỏi tiếp.
- Bây giờ thì sao KHAI KHÔNG?
Cô lập tức trả lời: ..........HƠI KHAI...

KON-KU-LẮC

Các tỉnh được gộp lại trong VN:
Chính phủ có chính sách gộp các tỉnh lại với nhau để quản lý dễ dàng hơn. Vì vậy:
Quảng Bình + Quảng Trị + Thừa Thiên Huế được đặt tên: Bình-Trị-Thiên.
Quãng Ngãi + Bình Định = Quang Bình.
Phú Yên + Khánh Hòa = Phú Khánh,
Hà Nam + Nam Định + Ninh BÌnh = Hà Nam Ninh.
Cao Bằng+Bắc Kạn+ Lạng Sơn=Cao-Bắc-Lạng….
Nhưng có 3 tỉnh không thể gộp lại được với nhau là: Kontum, Plei-ku, Daklak, vì không thể đặt tên được:
(Kon-Ku-Lắc, Lắc-Kon-Ku, Ku-Kon-Lắc, ....),

 SỮA BÒ THAY SỮA MẸ

Một anh chàng có vợ, sinh được đứa con trai đầu lòng, mừng quá vội vàng viết thư về khoe với bà mẹ anh ta :" Mẹ ơi! mẹ đã có cháu nội trai rồi . Hơi buồn là vợ con thiếu sữa nên phải nhờ một bà vú da đen cho bú , vì vậy cháu có tóc quắn và da đen ". Nhận được thư của con trai, bà mẹ tức tốc hồi âm ngay:" Con yêu quý của mẹ! Mẹ rất mừng khi nhận đươc thư con . Ngày xưa,khi mẹ sinh con, mẹ cũng không có sữa nên đã phải cho con bú sữa bò, vì thế nên bây giờ con vừa ngu lại vừa có sừng nữa đó con ạ"

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Cưa Phụ Nữ Nên Cần Biết.


Trong đàn bà, tình bạn gần với tình yêu [Thomas Moore]

Gió thay đổi chiều mỗi ngày, người đàn bà thì thay đổi mỗi giây. [tục ngữ Tây Ban Nha]

Khí giới của đàn bà là những giọt nước mắt. [Shakespeare]

Đàn bà hoàn toàn thấy rõ rằng họ càng vâng lời bao nhiêu thì họ càng chỉ huy bấy nhiêu. [Jules Michelet]

Khi chúng ta không thu hút được người đàn bà thì đừng đeo đuổi họ nữa. Người đàn bà chỉ bị chinh phục khi người đàn ông đủ sức hấp dẫn họ… Một khi họ thấy bị đeo đuổi, họ sẽ từ khước. [Krassovsky]

Đối với người đàn bà, không được yêu là một tai họa; nhưng không được yêu nữa mới thực là một cái nhục. [Montesquieu]

Nơi nào có người đàn bà đẹp, thì nơi đó có người đàn ông thở dài. [Tục Ngữ HungGaRi]

Người ta có thể quyến rũ người đàn bà bằng sự dối trá, nhưng người ta chỉ có thể chinh phục được họ với tấm lòng thành thật. [Krassovsky]

Khen tặng người đàn bà khác trước mặt người yêu là một sự sỉ nhục không thể tha thứ được. [Bà De Stael]

Một nữa ưu sầu của phụ nữ sẽ không còn nếu họ có thể dằn lòng đừng nói những điều mà họ biết là vô ích. Hơn thế nữa, những điều cần giải quyết thì họ lại không nói ra. [George Eliot]

Ai có thể cai trị được một người đàn bà thì người ấy có thể cai trị được một nước. [Honoré De Balzac]

Khi một người đàn bà hứa yêu anh, anh không nên luôn luôn tin họ, nhưng khi họ bảo không yêu anh. Ấy, anh cũng không đáng tin họ nữa. [Edouard Bourdet]
Tiền bạc cũng như phụ nữ, muốn giữ nó thì phải săn sóc nó một chút, bằng không…. nó đi tạo hạnh phúc cho kẻ khác. [Edouart Bourdet]

Ra đời trăm trận trăm thắng, về nhà không thắng nổi người đàn bà. [Napoleon ler]

Có hai loại đàn bà: một loại muốn chữa những sai lầm của người đàn ông, còn loại kia muốn là một lỗi lầm. [Hỵ Sheridan]

Hỡi ôi! Được người đàn bà yêu thì ai cũng biết là điều thích thú, nhưng dễ sợ lắm. [Lord Byron]

Phụ nữ làm cho cách xử thế ở đời được trau chuốt và khiến cho người ta chuộng sự lễ độ… Họ là thầy dạy chân chính về mỹ quan và là người khích lệ mọi sự hy sinh. Hiếm có người đàn ông nào yêu thương họ mà lại là người man rợ. [Gabriel Legouvé]

Người đàn bà sẵn sàng tự nhận mình nói quấy khi họ nói phải, hơn là khi họ nói quấy. [Jean Charles]

Bí quyết hạnh phúc của người đàn bà là tự tin cái vui trong bổn phận. [Dr. Auton]

Có một cách khen tặng người đàn bà mà họ thích nhất là nói xấu người đàn bà đối thủ của họ… Khen tặng người đàn bà mà đồng thời cũng khen tặng một người đàn bà khác, thì sự khen tặng của mình thành vô gía trị… [Bà De Girardin]

Không có người đàn bà nào mà không thích nghe người khác nói xấu kẻ thù của mình hơn là nói tốt cho chồng mình. [Bà De Marie Laure De Noailles]

Người đàn bà mà thật thà là lúc họ thấy không cần thiết phải dùng đến sự dối trá vô ích. [Anatole France]

Mê người đàn bà thì dễ, yêu người đàn bà thì khó. [Marcel Aymé]
Người đàn bà đẹp là thiên đàng của cặp mắt, mà là địa ngục của tâm hồn. [Pope]

Cái đẹp của người đàn bà không khác nào những mùi thơm thoảng qua và tan đi rất mau chóng, hễ ngửi quen rồi thì không ai còn để ý nữa. [Bà De Lambert]

Đẹp là ở con mắt người khác ngắm nhìn [Le Wallace]

Người đàn bà đẹp khó mà sống được an thân, cũng như ngọc qúi là mồi của trộm cướp. [Jean Jacques Rousseau]

Người đàn bà nói thích giản dị là người ít giản dị nhất. Người đàn bà nào nói ít làm dáng chính là người làm dáng nhất đời. Người đàn bà nào nói ít trang sức lại là người khéo trang sức hơn ai hết. [André Maurois]

Không có người đàn bà nào xấu cả, chỉ có những người dàn bà không biết làm cho mình được quyến rủ mà thôi. [Christian Dior]

Đàn bà thường hay giữ lâu anh tình nhân đầu tiên, khi nàng chưa tìm được anh tình nhân thứ hai. [La Rochefoucauld]

Không có gì làm đau khổ cho người đàn bà đẹp bằng thấy có người đẹp hơn mình. [Philippe De Varenne]

Trước con mắt của người yêu, không có người đàn bà nào xấu cả. [Ronsard]

Một người đàn bà xấu mặt nhưng đẹp lòng là người đàn bà đẹp. Một người đàn bà đẹp mặt nhưng lòng dạ không đẹp là người đàn bà xấu. [Helvétius]

Tình cảm của người đàn bà là một thứ tình khó hiểu. Khi ra đường mà có người khen đẹp thì tự cao, khi không có người hỏi đến thì tự cho là mình bạc số. [Clémenceau]

Người đàn bà luôn luôn được coi như ngang hàng với vua chúa. Người đời nịnh bợ họ vì lợi chứ không phải vì yêu. [Rochebrune]

Nếu trừng trị người đàn bà thì người đời cho là vũ phu. Còn không trừng trị người đàn bà thì bị người đời cho là sợ vợ.[Scott Fitgérald]

Người ta sẵn sàng tha thứ tất cả đối với người đàn bà mình thật lòng yêu mến. Và chính vì thế mà tình yêu trở nên khó thở. [J. Chardonnes]

Đàn bà thường vướng vào mình năm cái sợ: Sợ gìa Sợ xấu Sợ nghèo Sợ bị bỏ rơi Sợ chết [Montesquieu]

Lòng người đàn bà là một biển thẳm, mà đáy biển còn có thể dò được, nhưng lòng dạ đàn bà thì không. [Riccoboni]

Đàn ba cũng như cái mền về mùa hạ, đắp vào thì quá nóng nhưng bỏ ra thì lạnh. [Danh ngôn Nigri]

Hai người đàn bà họp lại thành một cái mền đẹp, ba người thành một cái gì khá ồn rồi, nhưng bốn người thì thành một cái chợ. [Gabriel Meurier]

Sức mạnh của đàn bà là ở chỗ nói nhiều. [Danh ngôn Nigri]

Người đàn bà khôn ngoan là người có nhiều điều muốn nói nhưng không nói ra[Danh ngôn Ba Tư]

Chim họa mi có thể quên hót, chứ đàn bà không thể quên nói. [Danh ngôn Tây Ban Nha]

Muốn cho người đàn bà nói, có hàng ngàn cách khác nhau, nhưng không có cách nào làm họ câm miệng hết. [Guillaume Bouchet]

Khen đàn bà thì cứ tha hồ nói dối, họ sẽ tin hết mình. [Danh ngôn Pháp]

Không có lời nói dối kỳ quái nào mà người đàn bà chẳng tin, nếu đó cũng là lời khen nàng. [Khuyết Danh]

Chưa có người đàn bà nào soi gương mà thấy mình xấu cả. [Cesar Oudin]
Người đàn bà đẹp, ba phần là do cái đẹp trời cho, còn bảy phần là nhờ đồ trang sức. [Danh ngôn Trung Hoa]

Những người đàn bà mà đeo qúa nhiều đồ trang sức thì thật là khó mà biết được họ yêu ta vì cái gì. [Bà De Rieux]

Người con gái thích được khen dù xấu. Vì thế cho nên người đàn bà nào cũng thường hay chết vì người đàn ông am tường điều đó. [Pascal]

Lòng tự ái làm nên tai họa cho phần đông đàn bà hơn là tình yêu. [LA ROCHEFOUCAULD]

Mỗi người đàn bà đều có một nét quyến rũ kỳ bí, nếu họ không kiêu hãnh và bướng bỉnh. [JOANNA BAILLIE]

Người đàn bà không bao giờ thấy điều gì mình làm cho họ, họ chỉ thấy điều mà mình không làm. [G. COURTELINE]

Người đàn bà không sợ chết, không sợ đau khổ, nhưng chỉ lo sợ khi mình chết mà chưa được người mình thương yêu biết đến tình yêu của mình. [GINLOMBROSO]

Quả tim của người đàn bà không bao giờ gìa cỗi, và một khi nó không yêu nữa thì đó là vì nó đã ngừng đập. [P. ROCHEPEDRE]

Rung động, yêu thương, đau khổ, hy sinh, tất cả sẽ mãi mãi là những trang tình sử của người đàn bà. [HONORE DE BALZAC]

Một người đàn bà hoặc yêu hay ghét, họ không lưng chừng. [PUBLILIUS SYRUS]

Nhà không có đàn bà như thân xác mà thiếu linh hồn. [Danh Ngôn Pháp]

Cái lỗi lầm lớn của người đàn bà là luôn luôn tìm cách kết bạn với người đàn ông họ yêu, thay vì kiếm một người đàn ông yêu họ. [LA BRUYERE]

Phụ nữ rất thích tiết kiệm…….trong sự hoang phí của họ. [FRIEDRICH HEBBEL]

Nước mắt chính là tài hùng biện của đàn bà. [Thánh EVREMOND]

Nước mắt đàn bà che giấu nhiều cạm bẩy. [DENYS CATON]

Ðàn bà đẹp làm vui mắt, đàn bà hiền làm vui lòng. Người trước là một thứ nữ trang, còn người sau là một kho tàng. [NAPOLEON ler]

Trong những lần yêu đầu tiên, người đàn bà yêu người tình, nhưng trong những lần sau thì họ chỉ yêu tình yêu. [LA ROCHEFOUCAULD]

Nên ca ngợi ngày đẹp trời vào lúc tối, nên ca ngợi người đàn bà đẹp vào buổi sáng. [Danh Ngôn Đức]

Muốn cho người Đàn bà đi xa, thì hãy gần giũ họ bằng sự yếu đuối(như trái chuối) (Laongoandong)




Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Something.(Beatles)

Có cái gì đó phảng phất trong từng bước đi của cô ấy
Nó cuốn hút tôi hơn bất kì ai trên cõi đời này
Có cái gì đấy nhẹ nhàng trong từng lời nài nỉ của cô ấy
Làm cho tôi chẳng muốn rời xa cô ấy chút nào
Có lẽ là ai cũng biết tôi tin như thế

Có cái gì đó hiển hiện trong nụ cười của cô ấy
Dường như cô ấy biết tôi chằng cần cô nàng nào khác nữa
Có cái gì đó hiển hiện trong từng cử chỉ của cô ấy
Làm cho tôi chẳng muốn rời xa cô ấy chút nào
Có lẽ là ai cũng biết tôi tin như thế

Em hỏi tôi tình yêu liệu có nẩy mầm được không
Tôi không biết. Tôi chẳng biết được
Em cứ ở yên đấy, rồi biết đâu nó sẽ đến
Tôi chẳng thể biết được. Tôi chịu thôi

Có cái gì đó tôi cảm nhận được
Dường như cô ấy biết rằng tôi luôn nghĩ tới cô ấy
Có cái gì đó tôi cảm nhận được qua từng
Có cái gì đó hiển hiện trong từng cử chỉ của cô ấy
Làm cho tôi chẳng muốn rời xa cô ấy chút nào
Có lẽ là ai cũng biết tôi tin như thế

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Home.(Michael Buble)


Mái ấm

Lại một ngày hè nữa
Cũng đến và rồi ra đi
Ở Paris và Rome
Nhưng anh muốn về nhà

Có lẽ khi ở xung quanh anh là
Hàng triệu người khác nhưng
Anh vẫn cảm thấy nỗi cô đơn tràn ngập
Anh chỉ muốn về nhà thôi
Anh nhớ em lắm, em biết đấy

Và anh vẫn đang giữ tất cả những lá thứ anh đã viết cho em
Dù nó chỉ có một hay là hai dòng thôi
"Anh ổn em yêu à, còn em thì sao?
Anh đã gửi chúng đi nhưng anh biết bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ
Những lời nói thật lạnh lẽo và khô khan
Và em xứng đáng được hưởng nhiều thứ hơn thế

Trên một chuyến bay khác
Đến một vùng nắng ấm
Anh biết anh thật quá may mắn
Nhưng anh vẫn chỉ muốn về nhà thôi
Anh cần phải về thôi

Hãy để anh được vế nhà
Anh đã xa em lâu quá rồi
Anh muốn về nhà

Và anh thấy như mình đang sống trong cuộc đời của người khác
Như thể anh đã bước ra khỏi cuộc đời này
Khi mà tất cả mọi thứ dần hiện ra
Và anh biết được tại sao mà em
Không thể đến bên anh
Nhưng đó không phải là giấc mơ của em đâu
Nhưng cũng chỉ là vì em luôn tin anh

Một ngày mùa đông nữa lại đến
Và rồi cũng ra đi
Và dù ở Paris hay Rome
Anh cũng chỉ muốn về nhà mà thôi
Hãy để anh được về với mái ấm

Có lẽ khi ở xung quanh anh là
Hàng triệu người khác nhưng
Anh vẫn cảm thấy nỗi cô đơn tràn ngập
Anh chỉ muốn về nhà thôi
Anh nhớ em lắm, em biết đấy

Hãy để anh được về nhà
Anh đã cố gắng rất nhiều
Em yêu à, anh đã hoàn thành mọi thứ
Anh phải về nhà thôi
Hãy để anh được về nha
Mọi thứ sẽ ổn thôi
Đêm nay anh sẽ ở nhà
Anh đang quay về với mái ấm của mình

                                                  


Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

Nụ Hồng...

Buổi sáng!

Sáng tinh mơ, nghe tiếng đếm thời gian của anh đồng hồ... Những tiếng chim hót véo von trong khu vườn nhà bên cạnh, , tiếng đàn guitar của anh chàng “nghệ sỹ” không chuyên ở đâu đó vang lên…

Trang vươn vai, thức dậy một cách uể oải, hít một hơi thật sâu, mở toang cánh cửa sổ, chạy vội ra ban công. Cảnh vật hôm nay sao đẹp hơn, khác hơn không như mọi ngày. Thả người vào trong không gian, vuốt nhẹ lại mái tóc rối bù, phóng tầm mắt còn ngáy ngủ như quan sát…Gật gù nghe tiếng guitar thỏ thẻ khúc dạo đầu của nhạc phẩm hình như nghe quen và thân thương lắm…Trang tự dưng bỗng để ý tới những cụm hoa hồng nhà đối diện, những nụ hoa còn e ấp hơi sương, nụ hồng của ngày mới như đứa con gái e thẹn…

Đang ngắm nhìn. Bỗng dưng, tiếng đàn bất chợt im bặt. Một ánh mắt qua hai mảnh “ve chai”, một gương mặt đen sau chiếc rèm đang cố tình nhìn hững hờ vào Trang. Một cảm giác như luồng điện chạy dọc theo sống lưng, thêm cơn gió thổi hất tung mái toc đen dài rối bù…Hôm nay trang nhìn kĩ khuôn mặt người chơi guitar ấy, anh ta vẫn đen như khuôn mặt, hai mảnh “ve chai” vẫn lấp lánh dưới ánh đèn trắng của căn phòng…Trang vẫn đứng đó,với ánh mắt đối diện như nhảy múa quanh khắp người Trang…Chợt nhận ra mình đang là bức tranh tươi mát để cái anh nghệ sỹ rửa mát cái con mắt. Trang ù bỏ chạy vào phòng, bỏ lại “miếng ve chai” bên kia đường ngẩn ngơ…

Chàng Guitar!

Cũng như bao ngày. Vinh dậy thật sớm, thường thì cũng như bao lần, chàng vớ ngay cây đàn dạo ngay những khúc nhạc tình…Ý định của Vinh rất rõ ràng, như đều đặn, sau khi khởi động cho một ngày mới bằng những cung trưởng của tình khúc buồn… Thường là Vinh chạy ra thăm những chậu hoa hồng, những cành hoa sau một đêm ngũ vùi, sẽ tươi tắn trở lại như khoe sắc đỏ…Vinh, thích như thế và đều đặn vẫn là thế. Nhưng hôm nay, bất chợt Vinh nhìn sang nhà đối diện.Ngôi nhà mà Vinh chỉ thấy tường cửa lúc nào cũng đóng kín…Ngôi nhà của những ánh đèn vàng trong đêm rất ấm cúng.

Cô gái kia, lần thứ hai Vinh nhìn và ngắm nàng…Mái tóc đen và dài kia làm cho Vinh luôn cảm thấy ấm lòng, cô gái mà Vinh chỉ được nhìn từ phía sau tổng cộng duy nhất chì là một lần trước buổi sáng hôm nay…Vinh có lần nhớ, lúc mới dọn về con phố này, lần đầu tiên là thấy bóng cô đổ sụp xuống cửa nhà như ngồi đó khóc…

Chạm mặt!

Trang đi dạy, vẫn như mọi ngày lên lớp của Trang, những học trò ngoan hiền và những tiếng im lặng của những tiết học, tiếng trống của giờ ra chơi, tiếng con trẻ như đàn ong vỡ tổ…Những ngày đều như thế, bên cạnh những cậu học trò như là niềm vui bất tận của Trang. Có những lúc thoáng buồn vì nhưng em chưa ngoan, những trò vụn vặt của những thằng con trai, đến những dễ thương của những đứa con gái ngoan hiền...

Cuộc sống của Trang là thế, đi dạy và về với những chồng vở, và những trang giáo án đến tận khuya…Niềm vui của Trang vẫn ở bên những bài tập làm văn của những đứa trẻ, chỉ có duy nhất có một lần nổi buồn mà Trang gần như ngã quỵ khi người iêu đi lấy vợ…

Hôm nay, Cô Hiệu trưởng thông báo giáo viên dạy nhạc mới cho trường…Cô giới thiệu với mọi Giáo viên tên của Thầy, và người đang đứng trước mặt tập thể sư phạm toàn trường là…

Thầy Vinh sẽ đãm nhiệm môn nhạc họa cho trường…

Gương mặt đen, với hai mảnh “ve chai” kia sao trông quen quá…Trang cố nhớ mà vẫn không kết nối được với “Modem não”…Càng nhìn, càng trông thấy như đã gặp ánh mắt ấy ở đâu đó. Thầy Vinh, đứng trước tập thể sư phạm của trường và nói lời cảm ơn trước tập thể, giong Thầy cao vang và rất ấm…Giờ lên tiết của Thầy cũng đúng ngay là lớp của Trang, tiết đầu tiên Vinh lên chào Cô giáo…Vinh gật đầu chào, và mĩm cười với Trang, nụ cười rất hiền và vẫn thấy thân quen…Thầy lấy trong cặp của Thầy một cành hoa hồng, và Thầy xin được tặng cho Cô Chủ Nhiệm lớp. lời Thầy lí nhí nói như run :

-Tặng Cô Gíao hàng xóm đối diện của tôi…

Mắt Trang tròn xoe! Giờ Trang mới nhìn rõ “mắt ve chai hai miếng”…Sáu mắt nhìn nhau không nói một lời…Nụ hồng ngày 8/3 năm nay Trang cầm trên tay rất ấm, vẫn còn đẫm một chút sương sớm mai…