Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2010

Tùy Bút Cùa Ca Sỹ Khánh Ly.

Dưới đây là bài tùy bút của
ca sĩ Khánh Ly, xin được giới thiệu với mọi người
như một cách để tham khảo. Quan điểm của của tác
giả, không nhất thiết là quan điểm của trang blog này.


---------


Bên đời hiu
quạnh
Tùy bút Của Khánh Ly




Tôi không bao giờ nghĩ rằng
có một lúc nào đó như lúc này, cuộc sống của ca sĩ
Hải Ngoại và Việt Nam lại được mang ra mổ xẻ rạch
ròi, tới tấp như thế. Có lẽ, trong đầu óc đơn giản
của tôi, ca sĩ ở đâu cũng là ca sĩ…. Âm nhạc là một
thứ ngôn ngữ đặc biệt chung cho mọi người, ở mọi
nơi, mọi phía. Không có biên giới…. Nhạc đã được
khẳng định như vậy, lẽ nào người hát lại bị loại
ra ngoài.

Tôi không hề phân biệt ca sĩ trong hay
ngoài nước. Có chăng, điều bị chỉ trích là cách sống
của những người cùng chung một nghiệp dĩ ở hai bờ
đại dương. Những ca sĩ lớn lên hay thành danh ở trong
nước dường như không có một khái niệm nào về nghệ
thuật và quá trình của lớp người đi trước họ cả
một phần tư thế kỷ. Và cũng không ai nói cho họ nghe
về một thời bình an, đẹp đẽ của sân khấu Miền
Nam, trước mùa Xuân 75.

Chúng tôi, lớp người đã
được quần chúng chấp nhận trước 75, thật sự đã
trải qua bao nhiêu khó khăn, bằng chính năng khiếu của
mình. Chỉ có một ít may mắn đủ trình độ văn hoá Đại
học và tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc như Hoàng Oanh,
Thanh Lan, Đức Huy, Quỳnh Giao, Mai Hương…. Còn lại, đa
số chỉ đến Trung học, chưa bao giờ bước chân vào
Quốc Gia Âm Nhạc. Lên sân khấu, với năng khiếu Trời
cho và may mắn được chấp nhận.

Thời đó, ca sĩ
rất ít và không phải bất cứ ai bước lên sân khấu,
là đều được coi là ca sĩ…. Quần chúng phải chấp
nhận. Các ca sĩ phải chấp nhận. Các trung tâm thâu băng,
đĩa phải chấp nhận. Các đài phát thanh phải chấp
nhận, chúng tôi mới có được… tạm coi như là ca sĩ
và vẫn nằm trong sự kiểm soát, nghe ngóng, chăm sóc của
các Trung Tâm mà trung gian là nhạc sĩ.

Chỉ một bài
"Nỗi Buồn Hoa Phượng", Thanh Tuyền lúc đó mới
15 tuổi đã trở nên mỏ vàng của Hãng đĩa. Chỉ với
"Chuyện Một Chiếc Cầu Gảy" Hoàng Oanh, cô sinh
viên văn khoa không hề thua kém Thanh Tuyền của trường
Bùi Thị Xuân Đà Lạt. Không ai có thể hát lại chị
Bạch Yến bài Đêm Đông. Không ai có thể làm xao xuyến
người nghe như chị Lệ Thanh với Tà Áo Xanh của Đoàn
Chuẩn. Chị Trúc Mai bài "Hàn Mặc Tử". Chị Lệ
Thu với Ngậm Ngùi và cô Thái Thanh gần như "độc
quyền" nhạc Phạm Duy.

Không ai có thể thay thế
ai. Vì sao thế, vì thời đó, các nhạc sĩ… đo ni may áo
cho ca sĩ. Không thể trật đi đâu được và vì thế, bài
hát làm nên ca sĩ. Trúng một cái, cả nhạc sĩ lẫn ca sĩ
đều như sóng dội. Thời đó nhạc sĩ nhiều hơn ca sĩ.
Ngoài công việc chính, họ chỉ chú tâm sáng tác và chọn
những giọng hát hợp với bài hát. Phần chúng tôi, mỗi
người có một chất giọng riêng. Nghe là biết ai ngay.
Chúng tôi đủ thông minh để không giẫm chân người
khác.

Năm 69, ông Thiêng, ông Quân có 2 bài… hai bài
này chỉ có Khánh Ly, đó là "Kinh Khổ" và "Trên
Hoang Tàn Đổ Nát"…. Ông Minh Bằng giao cho tôi…
"Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ". Kim Loan
với "Căn Nhà Ngoại
Ô". Giao Linh với "Những Đóm Mắt Hoả Châu".
Phương Hồng Quế có bài "Giờ Này Anh Ở Đâu".
Mai Lệ Huyền và Hùng Cường có một loại nhạc riêng,
quen gọi là nhạc kích động.

Chỉ hát một nơi với
bài "Mùa Thu Cho Em", Xuân Sơn đã làm bao người
điêu đứng, chưa kể đến bài "Trăng Sáng Vườn
Chè"- dẫu sau này Ái Vân dựng lại bằng nhạc cảnh
– cũng không làm người nghe quên nổi Xuân Sơn. Carol Kim
hát "Hãy Khóc Đi Em". Ông Sơn bảo… chỉ có
Carol Kim hát bài đó trội nhất… Duy Quang trình làng "Thà
Như Giọt Mưa". Elvis Phương bài "Vết Thù Trên
Lưng Ngựa Hoang"… Còn ông Chế Linh thì bài nào vào
tay ông là lập tức trở thành của ông.

10 năm đầu,
tôi chỉ nhận được 2 bài hát của ông Sơn "Em Còn
Nhớ Hay Em Đã Quên", "Một Ngày Tôi Chọn Một
Niềm Vui". Cả hai đều bị giam, cấm phổ biến. Dĩ
nhiên tác giả cũng không thể ngồi yên. Lý do đơn giản
thôi… viết cho KL. Mấy năm sau đó, một bài hát nữa
cũng của T.C.S bị dập, bài "Nhớ Mùa Thu Hà Nội"…
cũng lại vì KL. Tôi nhận được bài hát từ những người
vượt biển. Cũng khoảng thời gian đó, từ Pháp gởi qua
cho tôi một số bài hát ký tên Hồng Ngọc, trong số đó
có bài "Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên". Thực tế
bài hát đó có tựa nguyên thuỷ là "Nước Mắt Cho
Sài Gòn". Ông Võ Văn Ái đã đổi tựa và viết thêm
lời hai, Hồng Ngọc là bút hiệu của Nguyễn Đình Toàn,
và trong bài viết có câu "đâu rộn ràng giọng hát
Khánh Ly".

Nhưng phải nói rõ, ngay từ những
ngày mới tới Mỹ, khi mà mọi người còn bị chia ra,
sống riêng lẻ mỗi người một nơi, khó có thể tìm ra
nhau từ những trang trại rộng lớn, nằm khuất sau những
dãy núi cao mà ngay khi chạy qua trên các xa lộ, chúng ta
không thể nhìn thấy được, "Sàigòn Ơi Vĩnh Biệt"
của Nam Lộc đã được viết trong thời gian đó. Một ca
khúc đơn giản xuất phát từ nỗi lòng của một người
vừa rời xa quê hương. Không cầu kỳ văn hoa chải chuốt
nhưng rất thật thà nói lên sự tiếc thương, nỗi đau
xót và mơ ước ngày trở về, cho dẫu đã nói lên lời
vĩnh biệt.

Đức Huy trình làng "Đường Xa Ướt
Mưa" năm 1979 cùng lúc với Tùng Giang "Tôi Với
Trời Bơ Vơ" và Nam Lộc "Người Di Tản Buồn".
Linh Giang "Tôi Muốn". Phạm Duy "Nguyên Vẹn
Hình Hài", Hoàng Quốc Bảo "Mưa Trên Thành Phố
Cũ", Nguyễn Đức Nam với "Buồn Tháng Mưa"…
trong khi đó nhạc Vàng ở VN bị xoá sổ. "Rơi Lệ Ru
Người" viết từ năm 75 (khi nghe tin tôi chết trên
biển) phải chờ đến năm 1992 khi gặp ở Canada, ông Sơn
mới chép in cho tôi bài đó.

Giữa thập niên 80, một
số ca sĩ ở VN mới được phép hát lại, nhưng vẫn chỉ
loanh quanh ở những tỉnh nhỏ. Nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân
từ Nhật Ngân lập đoàn gồm Duy Khánh, Nhật Trường,
Thanh Lan… bữa đói, bữa no, ngủ đình, ngủ chợ, mong
được hát cho nhiều hơn là kiếm miếng ăn dẫu rằng ai
cũng đói. Nhã Phương và Bảo Yến nổi lên, rồi Ngọc
Bích, Thanh Lan ở tù liên miên vì tội vượt biên. Nhưng
một số ca sĩ may mắn hơn Thanh Lan là Lệ Thu, Ngọc Minh,
Hoàng Thi Thao, Lê Uyên và Phương đã đi được. Thanh
Tuyền, Giao Linh, Chế Linh cũng thoát. Vài năm sau đó có
Thái Thanh đến Mỹ. Như thế, lớp ca sĩ cũ của chúng
tôi còn ở VN là Hồng Vân, Lan Ngọc, Nhật Thiên Lan, Mộng
Xuân Lan, Ngân Hà, Giang Tử, Anh Khoa… và rất nhiều nhạc
sĩ.

Sau thời VN tưng bừng "mở cửa" rồi
tưng bừng "khép lại". Bài tình ca đầu tiên được
viết ở trong nước, ra Hải Ngoại và lọt vào lỗ tai
tôi là bài "Giọt Nắng Bên Thềm" rồi bài "Em
Ơi Hà Nội Phố", bài này, trong nước coi như… rửa
mặt cho Hà Nội sau mấy chục năm. Và từ đó trở đi,
nhạc tình được viết với tốc độ khá nhanh bởi những
tác giả trẻ và xa lạ - ngoại trừ Quốc Dũng, Bảo Chấn
và Bảo Phúc tung ra Hải Ngoại những khuôn mặt lạ, trẻ
và một kiểu hát như nhau, chất giọng như nhau, đến nỗi
có đôi khi chợt nghe, tôi không thể phân biệt ai là
ai.

Tôi không nghĩ những bài hát được sáng tác ở
trong nước là dở - có lẽ tại tôi bảo thủ quá chăng
– nhưng với một thành phần nhạc sĩ đông đảo, sáng
tác liên tục không ngưng nghỉ trong một môi trường
thuận tiện, rộng lớn – 70 triệu người nghe. Nói thật
lòng, tôi chỉ nghe được "Giọt Nắng Bên Thềm",
"Em Ơi Hà Nội Phố", "Thuyền Và Biển",
"Phượng Hồng", "Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn
Mưa", "Tháng Tám Mùa Thu", "Quê Hương".
Và chỉ có như thế (tôi không nói về nhạc T.C.S). Những
bài hát khác không hề ở lại trong đầu tôi. Nó có một
chút gì của Mỹ. Một chút gì của Nhật. Một chút gì
của Tầu. Một chút gì của Đại Hàn. Một chút gì của
Thái.Tất cả có chung một lối hoà âm.

Khoảng
trong 2 năm đầu khi những bài hát ở VN tràn ra Hải
Ngoại, nhiều người điên cuồng tìm mua nghe, tưởng như
nhạc trong nước đã đè bẹp, giết chết nhạc Hải
Ngoại phá nát thị trường băng nhạc ở đây. Bạn bè
xôn xao hỏi. Tôi nói không bi quan cũng không chủ quan…
rồi cũng qua nhanh như lửa rơm… Chỉ đơn thuần là ý
nghĩ của tôi với những bài hát viết từ trong nước
tôi đã nghe không phải một lần. Vả lại trong số những
tác giả trẻ, có người tôi biết trước năm 75.

Các
trung tâm cũng xôn xao. Tại sao thế nhỉ… Có nhiều TT ở
đây phát hành băng đĩa VN cơ mà. Họ bán 10 đồng 3 cuốn
CD rồi 10 đồng 4 cuốn. Nếu CD của chúng tôi bị in giả
tại VN lan tràn từ Nam ra Bắc, từ hàng thịt chó tới
hàng bún chả, đến phòng tắm hơi, đến những quán
karaoke. Từ taxi đến xe đò thì tại sao ở đây không?
Một cuốn master thực hiện ở VN giá thành không bao nhiêu
và khi được tung ra thị trường thì lại không chỉ dành
cho một TT nào mà là cho cả chục người, rồi ai muốn
bán kiểu nào, giá nào thì bán.

Bà con mình vốn
tính luôn thích của lạ. Lạ mà rẻ, ai lại bỏ qua nhất
là nó lại mới lại lạ (như mấy ông chồng bị ăn mãi
cơm nhà, quà vợ, nay bỗng thấy người lạ, dẫu không
đẹp, cũng vẫn thèm). Bèn mua về nhà ngay - giống phong
trào phim bộ năm nào – và mê ngay. Có lạ gì đâu, 27
năm nằm gai nếm mật xứ người, nghe chừng đó ca sĩ,
thuộc mặt từng người, coi bộ cũng… mệt mỏi rồi.
Thích là phải. Đương nhiên thôi. Bao lâu thì chưa biết
nhưng cứ thích, cứ mua cái đã. Thị hiếu của quần
chúng đối với một thị trường lạ, tưởng không cần
phải bàn ra tán vào, dài dòng, mất thì giờ.

Hai
năm trôi qua – như tình yêu vậy, không còn gì mới lạ
nữa. Những bài hát theo gió cuốn đi.

Sau mùa Xuân
năm 75, đồn rằng tất cả nhạc vàng đều bị thiêu
huỷ, ai giữ trong nhà như giữ đồ quốc cấm. Sách,
truyện cũng cùng chung số phận. Phim ảnh dù bị hủy
hoại cũng còn những bản phụ ở nước ngoài. Mọi người
bị lùa đi học tập cải tạo không hứa hẹn ngày trở
về. Ca nhạc sĩ bắt buộc phải trình diện gọi là bồi
dưỡng chính trị. Những tà áo xanh, đỏ rực rỡ bỗng
nhiên biến mất, chỉ còn quần đen áo cánh trắng hoặc
nâu cho đúng với tôn chỉ cách mạng. Bao nhiêu khuôn mặt
xinh đẹp, nổi tiếng của Sài Gòn nay e dè nhìn nhau như
thăm hỏi… Họ nói cái gì thế nhỉ… Người nói cứ
nói, người ngồi nghe như vịt nghe sấm, lòng thì cứ như
đi đẩu, đi đâu. Nghĩ đến bạn bè ai đi thoát, ai kẹt
lại… cái gì đã xảy ra cho SàiGòn… cái người đang
giảng giải cái gọi là Chủ Nghĩa Xã Hội kia là ai, ở
đâu ra thế… tất cả bàng hoàng hoặc lo âu. Lo cho mình
thì ít, cho gia đình thì nhiều bởi đa số ca nhạc sĩ
đều có con em cha chồng là quân nhân, là có… nợ máu
với nhân dân. Đã gọi là nợ thì phải trả nhưng trả
thế nào đây?

Thật ra thì các ca nhạc sĩ không bị
đày ải quá lâu với những chương trình bồi dưỡng
chính trị. Họ khổ vì bị cấm hát. Suốt mấy năm trời
cả miền Nam đều phải nghe một loại nhạc, một kiểu
hát cùng một giọng giống nhau.

Những bài hát của
miền Bắc mà dân Sàigòn phải nghe đã được sáng tác
lâu rồi, giờ mới có dịp tung ra. Chỉ một loạt bài đó
thôi sau năm 75, hầu như nhạc sĩ miền Bắc không viết
loại nhạc ấy nữa vì người Sàigòn không muốn nghe.
Nghe không vô cũng như họ phải chịu đựng những bảng
hiệu tên đường ngô nghê, buồn cười, chẳng ra làm
sao…đường Nguyễn Văn Bánh, đường Võ Thị Sáu…
những người là ai… Khai quốc công thần của nhà Nguyễn
chăng… Những bài hát cứ ồm ồm tra tấn lỗ tai người
Sàigòn. Những con đường cũ làm cho người ta… khi hẹn
nhau, ta lạc lối tìm… chắc cũng họp hành dữ lắm.
Nghị quyết này, nghị quyết kia… tôi thấy thế này,
tôi thấy thế nọ vân vân. Thanh Lan thành tích vượt biên
nhiều quá. Cấm. Hồng Vân, Lan Ngọc tàn tích cũ. Cấm.
Thế nhưng các tiếng hát miền Bắc lại không được
Sàigòn chấp nhận. Bảo Yến và Nhã Phương lên tiếng
đánh bạt các giọng ca… có dấm càng thêm chanh… Ngọc
Bích cũng lên tiếng mạnh mẽ lẫy lừng một thời, cô
là con gái của nghệ sĩ Ngọc Hùng, Ngọc Nuôi. Cô đã
từng là giọng ca chính của ban nhạc The Crazy Dogs thì
đương nhiên cô phải nổi bật.

Nhà nước cũng cho
mời các nghệ sĩ nổi danh cũ, cho phép thành lập đoàn
hát. Cho tập dượt tại nhà hàng Queen Bee. Có ban nhạc
Shortguns, ông Lê Uyên Phương có Thái Thanh… Tập cho đã
đến chừng phúc khảo ra mắt các quan to sừng dài thì…
không đủ tiêu chuẩn (ông Lê Uyên Phương kể lại) thật
cay đắng cho những tên mối lớn ở Saigòn. Ông Trịnh
Công Sơn đi thực tập, học trồng sắn, trồng lúa, nuôi
heo, ông đi theo con trâu ông chủ nhà tốt bụng cho mượn…
tôi thấy chú tội nghiệp tôi thương, nơi đó là cả một
bãi mìn, ngày mô cũng có người chết, chừ tôi cho chú
mượn con trâu, chú cưỡi theo chân nó mà đi… Thời gian
này, ông sáng tác bài "Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm
Vui"… Mình cứ vừa cày ruộng, trồng khoai vừa hát
cho mình nghe – có thế mới sống nổi chứ. Ấy thế mà
bài hát bị cấm… Đất nước thống nhất rồi, anh
không đủ vui hay sau mà phải tự chọn cho mình một niềm
vui?

Sau khi đã giữ chân mấy trăm ngàn người trong
trại cải tạo. Làm bà con ta điêu đứng sau mấy đợt
đổi tiền. Nhạc tình bắt đầu ngoi ngóp bằng những
bài hát. Nửa mùa, quốc không quốc, cộng không ra cộng.
Loại nhạc thăm dò dư luận cấp lãnh đạo. Cửa đã hé
mở đón Việt kiều hồi hộp về thăm dân cho biết sự
tình. Thanh Lan vượt biển hoài mà đường đi không đến
bèn leo lên sân khấu hát lại. Cẩm Vân hừng sáng với
giọng trầm, ấm áp, rõ ràng. Hồng Hạnh giọng mỏng hơn
nhưng xinh đẹp, song nghiệp hát không lâu dài. Các ca sĩ
được chú ý vẫn là Nhã Phương, Bảo Yến, Cẩm Vân,
thỉnh thoảng mới có đề cập đến Lan Ngọc, Hồng Vân,
Anh Khoa. Nhạc sĩ Duy Hải qua đời, nhạc sĩ Nguyễn Trung
Cang qua đời trong tù. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 gần như đóng
cửa ở ẩn, không cộng tác với đoàn hát nào. Cô Thái
Thanh, nhạc sĩ Hoài Trung bị cấm hát vĩnh viễn sau cái
buổi phúc khảo tại nhà hàng Queen Bee. Một thời gian
ngắn sau đó, nhạc sĩ Hoài Bắc vượt biên, nhạc sĩ Văn
Phụng, cô Châu Hà cũng đi thoát….

Bài "Quê
Hương" là bài tôi thích, bài "Thuyền Và Biển"
do Cao Minh hát. Đùng một cái tôi thấy bà con trong và
ngoài nước đua nhau hát… bằng lòng đi em… về với
quê anh… nghe cũng có vẻ mời gọi lắm nhưng với tôi,
nó có vẻ quê quê thế nào ấy. Bài "Ở Hai Đầu Nỗi
Nhớ" ấy thế mà tôi lại nghe được. Thì ra "Thuyền
Và Biển" thơ Xuân Quỳnh, nhạc Phan Huỳnh Điểu. "Ở
Hai Đầu Nỗi Nhớ" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác
giả bài "Dư Âm" ngày xưa…. Rồi sau đó là bông
điên điển, là rau đắng, rau ngọt, rau mồng tơi. Lá sầu
riêng, chôm chôm… thì thề… đi mô cũng nhớ về Hà
Tĩnh… Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi
thành người. Tôi nghe mà còn khóc thì bảo sao bà con
không đổ xô đi mua, không đè xấp, đè ngữa nhau giành
chỗ trên những chuyến bay đi tìm những chùm khế ngọt.
Đi để… thành người.

Sau đợt Cẩm Vân, Hồng
Hạnh, Ngọc Bích, Nhã Phương, Bảo Yến là những Mỹ
Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Phương Thanh, Thu Hà, Trần Thu Hà
là những ca sĩ, nghe nói có được đào tạo trường lớp
hẳn hòi và những ca sĩ này sáng tạo ra một lối hát
giống nhau nhưng không giống ai. Không giống ai là điều
tốt bởi mỗi người phải có cái riêng của mình như
các lớp ca sĩ trước. Thanh Tuyền cất tiếng hát là biết
ngay Thanh Tuyền. Lệ Thu vừa… nắng chia nửa bãi…. thì
đó là Lệ Thu… Em tan trường về, anh theo Ngọ về….
là cô Thái Thanh. Bang bang, em bắn ngay anh… là Thanh Lan.
Những ca sĩ không qua một trường đào tạo nào, họ qua…
trường đời và họ có cá tính, có cái chất giọng
riêng để phù hợp với các bài hát các nhạc sĩ viết
riêng cho họ.

Tôi thường hay bị… đố nhạc… Đố
chị biết ai hát đấy… và bao giờ tôi cũng thua vì cùng
trường, cùng thầy, cùng một cách đào luyện ca sĩ trẻ
ở VN hát giống nhau. Bốn năm người hát mà nghe như chỉ
một người. Trường lớp có cái hay mà cũng có cái dở
và cái sai lại quá lớn. Chẳng còn biết ai là ai mặc dù
họ hát vững, kỹ thuật cao, chất giọng tốt và khoẻ
nhưng mà ai mới được chứ. Cái… là ai… mới quan
trọng. Theo trường lớp để biết kỹ thuật trình diễn,
học hát để biết cách hát, biết cách ngân, biết cách
lấy hơi chỗ nào, biết cách nhưng sao cho đúng đó là
chưa nói đến vấn đề thầm âm. Người ca sĩ phải có
cái lỗ tai tốt, nghe nhạc mới chính xác, bát cũng bị
chênh. Một người ca sĩ, ngoài tiếng hát nếu biết rõ
về nhạc lý thì càng tốt, tốt lắm lắm (nếu không,
trường nhạc mở ra để làm gì) như các chị Kim Tước,
Mai Hương, Quỳnh Giao và bác sĩ Bích Liên.

Âm nhạc
và nhất là các ca sĩ trình diễn không thể bị đóng
khung bởi những điều trường lớp dạy. Khi đã có căn
bản, phải tự mình tìm cho mình lối trình diễn riêng và
sử dụng tiếng hát của mình theo lối riêng lợi điểm
của các anh chị không giỏi nhạc… như tôi chẳng hạn.
Ngoài các thầy cô ở trường, khi ra tranh đua với đời,
ta cũng nên tìm một người thầy hướng dẫn cho mình con
đường nào tốt nhất. Đôi khi người thầy đó không
giỏi nhạc nhưng họ có cái lỗ tai của người nghe, cái
nhìn xa trông rộng giúp cho ca sĩ chọn đúng bài, cách
trình diễn và cách hát. Người thông minh có thể không
cần ai giúp vẫn tìm được cho mình một đường riêng,
tuy nhiên điều này hơi hiếm. Phần lớn, các ca sĩ sau
khi tốt nghiệp thường tự cho mình là giỏi, không cần
ai nữa. Điều này thì nhiều.

Tôi viết những cảm
nghĩ của một người nghe nhạc chứ không phải của một
ca sĩ có 40 năm trên sân khấu. Tôi cảm thấy một nỗi
thất vọng mênh mang khi cứ tình cờ phải nghe… nghèo 1
rồi nghèo 2 (đến nghèo 3 là sạt nghiệp)… Chim sáo ngày
xưa 1, rồi chắc chim còn bay nên lại… chim sáo ngày xưa
2, (nếu không có chim 3 thì có nghĩa con chim này đã nằm
trên đĩa). Chim này bắt chước chim đa đa, chim đa đa...
đi mất thì đừng trách chim. Tôi nghe ông Song Ngọc hát…
ngày chị sinh ứ…ư trời cho tôi làm thơ…ứ ư nhưng
chữ ứ… ư này tôi không dám viết ra sợ bà con mắng.
Tôi nghe bạn bè bảo bài… Nếu anh nói yêu em là thật
ra anh đang dối lòng… là lời của một bản nhạc Mỹ
nhưng tôi chưa nghe, không dám bàn tới, tuy nhiên, đó là
một bài hát thành công của Bảo Chấn. Trần Tiến tướng
tá bậm trợn, to như một đô vật nhưng lại thương cho
một lá Diêu Bông, lại thương cho tóc gió thôi bay, lại
làm riêng một bài hát về ông TCS. Nhìn ông TCS ngồi cạnh
Trần Tiến, tôi nghĩ, đúng là…ở hai đầu nỗi nhớ….



Thì cứ cho là vì sống xa
quê hương vì sự sống, các nhạc sĩ ở Hải Ngoại cạn
hứng không có sáng tác nào đáng kể. Điều đó lầm.
Ông Lê Minh Hằng đó chi. Ông Tuấn Khanh đó chi. Nghe "Nỗi
Niềm", "Nhạt Nhoà" mà không ngây ngất sao,
nghe "Dĩ Vãng" của TNS mà không ngẩn ngơ sao. Nghe
"Người Di Tản Buồn" của Nam Lộc mà không chảy
nước mắt sao. Nghe "Có Những Niềm Riêng" của
Lê Tín Hương mà không ngậm ngùi sao. Nghe "Tôi Muốn
Hỏi Vì Sao" của Diệu Hương mà không thương cảm
sao. Nghe "Anh Đã Ngủ Yên Trên Quê Hương" của
Trần Duy Đức mà không thấy lòng ??? ??? sao. Nghe "Đêm
Nhớ Về Sài Gòn", "Một Ngày Việt Nam - Những
Bước Chân Việt Nam", "Cám Ơn Anh", "Cờ
Bay Trên Phố Bolsa" của TrầmTử Thiêng mà không thấy
xót xa sao. Nghe đi. Nghe "Ta Hát Tình Thương Về Biển
Đông" của Trúc Hồ - Trầm Tử Thiêng để thấy tấm
lòng VN ở Hải Ngoại lớn lao, bao dung và nhân hậu biết
bao nhiêu. Nhạc hay là nhạc đến rồi ở lại trong lòng
chúng ta. Ở đây, mọi người cần phẩm, không cần
lượng. Đối với người nghe nhạc như tôi, nhạc thế
mới xứng đáng gọi là nhạc phẩm.

Việt Nam trên
70 triệu người, có bao nhiêu nhạc sĩ sáng tác và những
bài hát của họ giờ đi về đâu. Nhà nước vốn kỵ
nhạc vàng, đốt sạch hết nhạc vàng năm 75 sao giờ đây
lại cho… chim bay tùm lum, lại than nghèo chí chạp, lại
khuyến khích nhạc sĩ lấy nhạc Thái Lan, Hồng Kông, Đại
Hàn, Nhật Bản… viết lời Việt là thành của mình,
toàn những lời thương mây khóc gió, yêu thương vung
vít.Tuổi trẻ VN bây giờ được quyền… bỏ học đi
hát karaoke, không cần thi vẫn đậu. Cả nước được
quyền xem phim bộ và nghe nhạc vàng… Là tại sao?

Nếu
bây giờ có ai hỏi tôi rằng tuổi trẻ VN ở Hải Ngoại
làm gì. Xin thưa… chúng nó đang ngồi trong thư viện.
Tuổi trẻ ở trong nước đang làm gì. Xin thưa… chúng
đang hát karaoke. Dĩ nhiên không phải các em nhỏ ở đây
đều ở trong thư viện còn các em ở VN đi hát, hoặc đi
chích hoặc ra trường rồi nhưng đang đi lang thang xin việc
làm. Cái gì cũng có mặt trái của nó. Vì các anh chê
chúng tôi nên nói…chơi cho vui. Nhạc các anh làm ra, bên
này bán tự do 10 đô 4 cuốn, đổ đống ra, tha hồ mà
lựa. Rồi 10 đồng 5 cuốn, mua về nghe không hay, không
thích. Dụt. Coi như mất 2 tô phở.

Nhạc của chúng
tôi lọt được về VN thật là thiên nan vạn nan, bài nào
không có lợi, chủ tiệm băng bèn cắt, bỏ vào đó một
bài khác. Bìa băng và tựa băng đổi luôn và như thế,
làm sao người nghe có thể nghe được bài hát có giá
trị. Các anh chơi như thế là không công bằng, không
fair, hoặc là các anh… rét, không muốn phổ biến những
bài hát đó. Ở Hải Ngoại chúng tôi có một dúm người,
các anh có hơn 70 triệu dân. Chúng tôi không sợ nhạc của
các anh làm ảnh hưởng đến đời sống của chúng tôi,
sao các anh sợ.

Các bạn của tôi giờ không ngại
gì nữa. Nhạc Việt bây giờ là nhạc… lai căng (chính
báo của Đảng CSVN đã than vãn việc này).

Tôi mơ
ước được nghe lại những sáng tác đầy sáng tạo và
đẹp đẽ của các nhạc sĩ ở trong nước cũng như chúng
tôi ưu ái tiếng hát của các ca sĩ ở Việt Nam.

Khánh Ly

Nguồn tuan khanh 's blog
P/S: Đây là bài viết của ca sĩ Khánh Ly...Gịong ca mà mylife iêu thích, nhưng Khánh Ly không làm chính trị thì hay hơn nhiều...






Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2010

Đoàn Chuẩn

Đoàn Chuẩn: Những mối tình không sống nổi qua thu



Trong những ngày thu tháng mười – mùa đẹp nhất của Hà thành – dọc đường Nguyễn Du hoa sữa lại sáng lên rực rỡ nồng nàn, mặt hồ Thiền Quang lăn tăn trầm mặc, xao xuyến đưa đẩy theo những cung sâu lắng, duyên dáng: “Thu đi, cho lá vàng bay. Lá rơi, cho đám cưới về. Ngày mai, người em nhỏ bé, ngồi trên thuyền hoa…” Và từng dòng xe cộ rối bời trên những con phố “Lá đổ  muôn chiều, ôi lá úa! Phải chăng là nước mắt người đi. Em ơi, xin đừng dối lòng. Dù sao đi nữa, không nhớ đến tình đôi ta…”
Đi tìm lời giải cho những “ẩn số” tình ca
Đoàn Chuẩn đã “Chuyển bến” về nơi thiên đàng, sau một đời lặn lội trong tình yêu và  âm nhạc nhưng gia tài chắt lọc từ trái tim và khối óc của “ông vua nhạc tình” thì còn để lại mãi mãi. Những “Cánh hoa duyên kiếp” thuở nào quấn quýt “lan hương màu trắng” như tấm lòng trọn vẹn, ép vào “Lá thư” đem “Gửi gió cho mây ngàn bay”, để vương vấn mãi chút “Tình nghệ sĩ”, trong mùa “Thu quyến rũ” với bao “Tà áo xanh”…Nhớ đến Đoàn Chuẩn, xưa nay người ta vẫn lầm tưởng “Tình nghệ sĩ” (1948) là ca khúc đầu tiên của ông, nhưng thực ra không phải thế. “Ánh trăng mùa thu” (sáng tác năm 1947) mới là bản nhạc đầu tiên, được viết tại làng Đống Năm (Thái Bình) đề từ: “Kỷ niệm những ngày ở Khuốc, Thu 1947”. Lời đề từ và ca khúc đầu tiên được giữ bản quyền cho tới cuối đời đã gây nên bao nhiêu nghi án xung quanh Đoàn Chuẩn.
Thứ nhất, người ta tự hỏi không biết ông đã có những kỷ niệm gì ở Khuốc?
Thứ hai, liệu đó có phải là hình ảnh một cô gái làng Chèo trẻ trung phơi phới nào đó không mà nhạc và lời đều da diết thế? “Chờ trăng lên, ánh trăng e lệ mãi. Vương vấn mong lá rơi bên thềm vắng… Rồi trăng lên, ánh trăng mơ huyền quá. Âu yếm hoa ý thơ dịu dàng say… Đến nay còn mơ, ánh trăng mùa thu”.
Bởi vì ông sở hữu một trái tim đa cảm. Thêm nữa, ông vốn nổi tiếng là cậu ấm công tử Hà thành (sinh ở Hải Phòng nhưng trưởng thành ở Hà Nội), con trai chủ hãng nước mắm Vạn Vân có tiếng khắp Đông Dương bấy giờ. Ông sành điệu mà tinh tế, tay chơi nhưng lãng tử, lại khó tính cầu kỳ chứ không phải kiểu người lang bạt. Khó có thể nói hết đã có bao nhiêu bóng hồng “ám ảnh” trên những khuông nhạc thăng giáng của cuộc đời ông.Bờ vai ga lăng của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn chắc chắn đã có quá nhiều người đẹp nép vào. Cho nên mỗi ca khúc ra đời lại là một ẩn số khác nhau. “Tình nghệ sĩ” (Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm. Nơi quán cô đơn mơ qua trùng song. Mơ tới bên em em tô quầng mắt. Em tôi ngập ngừng trong tấm áo nhung…) được viết bởi một cô chủ quán xinh đẹp của café Mai Hương.
                                 
                                                                   Ca sỹ Mộc Lan

Đoàn Chuẩn có mối tình với một người phụ nữ ở phố Bát Đàn, khi đó, ông viết nên ca khúc “Thu quyến rũ”, “Chuyển bến”. Mộc Lan – cô ca sĩ ở Sài Gòn ra Hà Nội biểu diễn, hát rất nhiều nhạc của ông. Đoàn Chuẩn rất cảm động trước giọng hát của cô, đã đưa cô đi chơi Đồ Sơn, và ngay trên đường trở về, ông đã hoàn thành bài “Gửi gió cho mây ngàn bay”.Sau này, ông còn gửi hoa cho Mộc Lan rất nhiều, và sinh ra thêm được bài “Cánh hoa duyên kiếp”.



            Mộc Lan 1950

Cho đến khi ca sĩ Thanh Hằng xuất hiện thì ông bị đánh gục bởi tiếng sét ái tình. Đó là cuộc thi của Đài Pháp Á (năm 1953), Thanh Hằng 19 tuổi, quá xinh đẹp, hát nhạc Đoàn Chuẩn “đỉnh điểm”. Say mê cô ca sĩ trẻ, ông đã viết thêm một loạt ca khúc.
                 
                          Mộc Lan hiện nay
Cũng vào năm 1953, bà Đoàn Chuẩn đã tổ chức một chương trình ca nhạc riêng gồm các tác phẩm của ông, thuê rạp Eden (rạp Công nhân bây giờ). Thanh Hằng hát tất cả các ca khúc của Đoàn Chuẩn. Chương trình gây được tiếng vang lớn trong lòng công chúng.
Nhưng câu chuyện cảm động giữa ba người chỉ kéo dài được tới cuối năm thì lý trí của ông dường như bắt đầu bị che phủ, dần dần ông không còn tỉnh táo mà chỉ lao theo tiếng gọi của con tim. Việc bà Đoàn Chuẩn đến gặp cô ca sĩ trẻ là có thật. Bà bình dị hỏi Thanh Hằng có yêu ông Đoàn Chuẩn không? Cô ca sĩ nói có. Bà bảo cô hãy hiểu rằng tôi còn yêu ông ấy gấp 10 lần cô. Nếu ông ấy bỏ tôi theo cô thì sau này ông ấy cũng có thể bỏ cô theo người khác. Thêm nữa, nếu cô thật lòng với ông ấy, thì tôi xin gửi gắm cô cả ba đứa con, cô cũng thương lấy chúng nóVậy mà Thanh Hằng tỉnh ngộ. Cô xé đi tất cả những bản nhạc, thư từ, đoạn tuyệt không bao giờ gặp lại nhạc sĩ. Thanh Hằng đi ra vùng tự do, tham gia đoàn văn công chiến khu và đổi tên thành Lê Hằng.Câu chuyện tình cảm động còn chưa hẳn đã kết thúc. Nhưng cho đến cuối đời, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn vẫn bình yên bên người vợ tảo tần, sau mọi chặng thác ghềnh. Cho nên, bà Đoàn Chuẩn chính là một ẩn số. Bà có yêu ông không? Hay chỉ là những ngấm ngầm chịu đựng trong cuộc sống chung với một người tài?
Mùa thu của Đoàn Chuẩn rất nhiều vàng nhưng vẫn nổi bật gam màu xanh – trong veo, tràn đầy hy vọng. Đó là màu áo của người tình trong mộng, đã cho ông những xúc cảm đỉnh điểm để tạo nên sáng tác thực sự, thành thật với chính mình. Thế nhưng, trong những sáng tác của ông, đây đó ngập ngừng ẩn giấu một màu tím vô cùng giản dị, khiêm nhường. Đó lại là một ẩn số khác, mà lời giải của nó minh chứng cho mối tình của ông và người vợ kết tóc xe tơ.
Những giá trị khiến nhân thế phải nghiêng mình
Chưa có ai được nghe chính nhạc sĩ tâm sự chuyện tình cảm hay khúc mắc gia đình. Ông đã ít lời vậy, nhưng bà còn ít lời hơn. Bà Đoàn Chuẩn thực sự là một người phụ nữ đẹp, đảm đang, hết mực vì chồng con, lại không mắc tật nói nhiều. Cuộc sống của bà phần lớn là lặng lẽ, nói ít nhưng nói câu nào thì mọi người phải chịu câu đó.
Ông và bà gặp nhau trong trường lyceé, quyến luyến từ ngày đó, hồi đó ông chưa sáng tác nhưng bà phục tài chơi guitare Hawaii của ông. Sinh đến người con thứ ba thì đất nước chuyển mình trong cơn biến động. Cuộc sống riêng tư đổi thay trong vận mệnh lớn của đất nước đã đánh thức trong ông bản năng sáng tạo. Ông lang thang về Thái Bình, khi đó là vùng tự do, và thật bất ngờ, cho ra đời bản nhạc đầu tiên. Nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Thụy Kha, người thân thiết với gia đình ông bà Đoàn Chuẩn - lý giải rằng người đẹp trong “Ánh trăng mùa thu” không phải ai khác mà chính là bà Xuyên – phu nhân của nhạc sĩ. Hồi đó, trong cảnh chiến trận, nỗi nhớ thương vợ con và lo lắng cho sự an nguy của gia đình quá lớn. Nhưng ông đã giữ bản quyền, thậm chí là giữ bí mật cho riêng mình về ca khúc này cho mãi tới gần đây con cháu ông mới được một người học trò cũ của ông là nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Khôi tặng lại bản nhạc. Lý giải cho sự bí mật này, nhạc sĩ Thụy Kha cho rằng Đoàn Chuẩn khó tính lắm, nên ông chưa ưng ý lắm với giai điệu của ca khúc này. Chính vì thế, ngay cả bà Đoàn Chuẩn cũng không biết có sự hiện diện của mình trong sáng tác đầu tiên của ông.
Như bà khiêm nhường nhận lấy thì ông chỉ viết có một ca khúc cho bà thôi. Đấy là khi ông lên Việt Bắc tìm bà và gia đình đi tản cư, đưa cả nhà về Thanh Hóa, rồi sau đó mới về lại Hà Nội. Ông đã viết “Đường về Việt Bắc” hay còn gọi là “Tà áo tím”.Mặc dù rất yêu quý bà, nhưng với sự trắc ẩn của một nghệ sĩ, ông luôn có tình cảm với những người đẹp. Còn bà tôn trọng hình ảnh của chính mình trong ca khúc “Tà áo tím”, cho nên nhất nhất chính chuyên chăm chồng, nuôi con.
Nghệ sĩ guitare Hawaii Đoàn Đính – người con thứ ba của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – thì khẳng định những chút tím lấp ló đây đó trong các nhạc phẩm của ông đều là nỗi nhớ đến bà. Đó là chiếc áo lụa màu tím bà mặc thời đi học, là sự tảo tần của người mẹ, sự nhẫn nhịn của người vợ một đời chỉ biết phù chồng.Họ đã đi cùng nhau những chặng đường gian khó. Có thể bà không biết trước mắt vẫn còn nhiều ổ gà, nhiều rãnh xẻ. Nhưng bà cứ một mực tin vào con đường. Cho đến khi cô Hằng trở lại tiếp quản Hà Nội, gặp lại nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, cho ông biết là bà sẽ lấy chồng. Sự chấm dứt thực sự đó khiến ông buồn nẫu ruột. Và trong lúc rơi xuống hố thẳm của chính trái tim mình, chỉ nghe vọng lại tiếng thét của một mối tình tuyệt vọng, ông đã cho ra đời một loạt ca khúc “Lá đổ muôn chiều”, “Vàng phai mấy lá”, “Chiếc lá cuối cùng”, “Vĩnh biệt”, “Tà áo xanh” (còn gọi là “Dang dở”). Điểm kết thúc chính là “Gửi người em gái miền Nam” (sau này sửa lại là “Gửi người em gái”).Giằng xé nội tâm cộng với những sự biến động của đất nước đã ra đời tập Bài ca bị xé. Cho đến giờ, các con nhạc sĩ Đoàn Chuẩn còn giữ lại tập nhạc chép tay của ông. Sau khi tuyệt vọng, đau đớn, ông đã “im tiếng” suốt 31 năm ròng, không viết một bài nào.
Năm 1988, khi ca khúc của Đoàn Chuẩn được biểu diễn trở lại, Hội nhạc sĩ đã làm chương trình Đoàn Chuẩn – 65 mùa lá đổ, gây rất nhiều tiếng vang trong giới âm nhạc. Sau đó, Đoàn Chuẩn có phổ thơ của Văn Cao (bài “Khuôn mặt em”) và phổ thơ Vân Long (bài “Thu”).Yêu ca khúc Đoàn Chuẩn, tôi nghĩ chúng ta phải trân trọng và cám ơn hai người phụ nữ quan trọng nhất đã hiện diện trong đời ông – Nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Thụy Kha bộc bạch – Một người thì đốt cháy tình yêu nghệ thuật trong ông, người kia thầm lặng đi bên cạnh ông suốt cuộc đời. Bà thực sự yêu ông sâu sắc, tận tâm, cho nên mới đồng hành được với một người nghệ sĩ như ông.Bà đã ra đi sau ông một cung đường. Có lẽ đây là cuộc hạnh ngộ lớn nhất trong sự nghiệp sáng tác của tôi, được tiếp xúc với những người lớn lao, tạo nên một thời đại. Nhạc của ông người cao sang hát mà người bình dân cũng muốn hát để với tới một thế giới của sự sang trọng và quyến rũ. Không cần những lý luận cao siêu, nhạc của ông đã và vẫn tồn tại với nhân gian.
Đoàn Chuẩn viết ít quá, nhưng lại tinh. Chỉ gần 20 ca khúc nhưng ông đã để lại cả một cột mốc trong lịch sử tình khúc Việt Nam. Nhạc của ông mang màu sắc blue sớm nhất ở Việt Nam. Do kỹ thuật vuốt của cây guitare Hawaii cho phép làm được điều đó. Nhưng kỹ thuật có thể tạo ra bản nhạc chứ không ra tác phẩm. Chính cảm xúc mạnh và sự thành thực với cảm xúc mới là yếu tố tác động lớn nhất dẫn tới ra đời các tác phẩm lớn. Ông kể ra những tình cảm yêu thương nồng nàn. Và chính trong lời nói đó đã có âm nhạc tồn tại rồi. Cả ông và bà Đoàn Chuẩn, tình cảm của họ giành cho nhau, cuộc đờ i và sự cống hiến của họ đều khiến tôi nghiêng mình kính phục”.